Sài·gòn·eer

BackVăn Nghệ » Văn Hóa » Viết cho giai đoạn ẩm ương khi mọi vấn đề đều được hóa giải bằng câu 'Tết mà'

Viết cho giai đoạn ẩm ương khi mọi vấn đề đều được hóa giải bằng câu 'Tết mà'

Tôi không ưa các thể loại lý do lý trấu.

Dối mình không tốt, dối người còn tệ hơn. Viện cớ bận bịu để từ chối kèo hay đổ thừa kẹt xe để đi trễ — cốt lõi của mọi sự biện minh là một lời nói dối.

Dẫu vậy, trong lòng tôi, chỉ có một lý do đủ sức mạnh để đánh bại tất cả: Tết mà. Cứ đến tháng Giêng, tháng Chạp, Tết Nguyên Đán mặc định trở thành nguồn cơn cho mọi trắc trở trong công việc lẫn đời sống của người Việt. Chị kế toán đi đẻ? Email “seen không rep”? Lô cốt xây hoài không xong? Săn sale cháy túi? 10 giờ sáng đã rượu chè? Trời ơi đang Tết Nhất mà em, du di cái nha! (ngoài ra còn có Trời ơi sắp Tết tới nơi rồi mà em! Trời ơi mới nghỉ Tết xong mà em!). Lỡ có làm phật ý ai? Lôi ngay Tết ra làm kim bài miễn tử. 

Tất nhiên, đằng sau cái hân hoan ngày Tết cũng có những hệ lụy trầm trọng hơn, như các loại tệ nạn xã hội, cờ bạc, chạy chọt, vân vân và mây mây, không thể cứ ỉ i “chuyện cũ mình bỏ qua, Tết này cùng cười lên ha ha” hết được. Nhưng trừ những trường hợp đó ra, sự hữu hiệu của “Tết mà” gần như dành cho mọi người. Trong khoảng một tháng, Tết giúp ta thoát khỏi sự kỳ vọng và nỗi thất vọng của thế gian. Thôi Tết rồi là đường cùng của kẻ đuối lý, mong đối phương “lòng từ bi bất ngờ” mà tha thứ cho lỗi lầm của mình.

Trong bối cảnh hiện đại, cái an yên ngày Tết ngày càng mất đi khi nhiều hàng quán mở cửa xuyên dịp lễ, người dân trong nước cũng ưa chuộng những chuyến đi du lịch nước ngoài thay vì ăn Tết tại nhà; mâm cỗ Tết truyền thống, đủ đầy dần bị thay thế bởi những món ngon nấu sẵn tiện lợi ngoài tiệm. Mỗi năm, người ta cứ nói với nhau “Tết giờ hết vui như xưa rồi,” nhưng tôi biết, Tết chỉ thực sự biến mất nếu một ngày tôi dùng lý do “Tết mà” chỉ để nhận lại phản hồi dửng dưng: “Thì sao?”

Bài viết liên quan

in Văn Hóa

Tự chọn áo dài Tết, tôi tìm thấy mình trong hình ảnh nữ tính 'không truyền thống'

Trung học có lẽ là giai đoạn ẩm ương đối với hầu hết chúng ta, như những mô típ kinh điển trong các bộ phim tuổi mới lớn. Sinh ra và lớn lên tại Việt Nam và đã trải qua khoảng thời gian mài đũng quần ...

Paul Christiansen

in Văn Nghệ

Viết cho tượng 12 con giáp — niềm vui bất tận của tôi mỗi dịp Tết về

Cứ mỗi mùa Tết đến, mạng xã hội Việt Nam trở nên xôm tụ khi mọi người khắp đầu cầu đất nước bắt đầu chia sẻ hình chụp tượng linh vật năm mới quê mình. Ngồi ngắm nghía tượng trên mạng cùng team Saigone...

in Văn Hóa Ẩm Thực

Ghé thăm gia đình Hà Nội giữ lửa nồi bánh chưng truyền thống suốt 2 thập kỷ

Bên cạnh cành đào và phong bao lì xì đỏ, đòn bánh chưng là phong vị không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền Việt Nam.

Khôi Phạm

in Snack Attack

Tản mạn về trà đá, vị cứu tinh của người Việt trong những ngày hè oi ả

Nếu như cà phê sữa đá là thứ không thể thiếu vào những buổi sáng lười biếng, thì một bình trà đá mát lạnh chính là lời hứa hẹn cho những bữa ăn ngon hết sảy.

in Văn Hóa

'Thấy đỏ là thấy Tết' tại Hải Thượng Lãn Ông, phố trang trí sầm uất giữa lòng Chợ Lớn

Dạo một vòng quanh khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn, tôi mới nhận ra chẳng ở đâu câu nói “thấy đỏ là thấy Tết” lại đúng như ở phố trang trí Hải Thượng Lãn Ông.

Paul Christiansen

in Di Sản

Diện kiến 'Xác ướp Xóm Cải,' thi hài nữ quý tộc bí ẩn ngay giữa lòng Sài Gòn

Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng vì sao giữa lòng Sài Gòn lại có một xác ướp được trưng bày trang trọng chưa?