Sài·gòn·eer

BackXê Dịch » Ao Ta » Một sớm rộn ràng tại chợ nổi Ngã Năm ở Sóc Trăng

Một sớm rộn ràng tại chợ nổi Ngã Năm ở Sóc Trăng

Trong guồng quay đời thường, ở những miền quê sông nước, chợ nổi vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của người dân.

Nếu đã một lần du lịch miền Tây, có lẽ bạn đã từng ghé thăm các phiên chợ nổi — một nét văn hoá rất đặc sắc của Đồng bằng Sông Cửu Long. Ở vùng đất nơi cuộc sống gắn liền với sông nước, cho đến ngày nay, những phiên chợ trên sông vẫn là những tụ điểm giao thương sầm uất và giàu sức sống.

Cùng với sự phát triển của hệ thống hạ tầng và cầu đường trên khắp khu vực, việc vận chuyện hàng hoá bằng đường thuỷ có lẽ không còn được ưu tiên như trước. Ở những thành phố với chuỗi cung ứng hiện đại như Cần Thơ, người ta xem các phiên chợ nổi như một địa điểm du lịch hơn là một kênh buôn bán. Dẫu vậy, ở một số địa phương, nét văn hoá sông nước này vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống và kinh tế của người dân.

Trong một chuyến đi đến huyện Long MỹSaigoneer đã có cơ hội ghé thăm chợ nổi Ngã Năm ở Sóc Trăng. So với chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ, chợ nổi Ngã Năm có ít du khách đến tham quan hơn, nhưng không vì thế mà kém phần tấp nập. Trên những chiếc ghe đủ kích cỡ, nông dân và tiểu thương liên tục trao tay nhau vô số mặt hàng: rau củ, gà vịt, xoài mít, gạo thịt, v.v. Sau khi được thu mua, những mặt hàng này sẽ được chở dọc các nhánh sông để phân phối tới các chợ nhỏ khác, đáp ứng nhu cầu của người dân trên toàn khu vực.

Để chuẩn bị cho các phiên chợ nổi tại Ngã Năm, bà con tiểu thương phải thức dậy từ lúc rạng sáng. Từ thời điểm đó, các hoạt động buôn bán tấp nập bắt đầu diễn ra, với các thuyền bè chở hàng liên tục ra vào bến. Mỗi chiếc ghe nhỏ là một chiếc gánh hàng rong di động, cung cấp mọi loại mặt hàng. Một cô bán bún cũng có thể là khách hàng của một chú bán rau. Trên con đường kế bên sông, các gian hàng được dựng lên để chuẩn bị đồ ăn sáng và các món nhu yếu phẩm, từ quần áo đến gia vị.

Chỉ với một khoản phí nhỏ, chúng tôi đã có thể thuê một chiếc thuyền và đi ngược xuôi trên sông để tham quan khu chợ. Chợ nổi Ngã Năm không phải là một địa điểm du lịch nổi tiếng, nên những người chúng tôi gặp sáng hôm ấy đều là người dân sinh sống quanh khu vực. Từ chiếc ghe của mình, họ vui vẻ để chúng tôi chụp ảnh, thậm chí vẫy tay chào với vẻ vui mừng rằng có người lại quan tâm đến buổi đi chợ thường ngày của mình.

Hãy cùng Saigoneer "đi" dạo một vòng phiên chợ nổi Ngã Năm qua loạt ảnh dưới đây:

Bà con buôn bán là người đến từ nhiều nơi khác nhau, già có, trẻ có.

Giữa một phiên chợ bận rộn, người ta vẫn tìm được thời gian để nhấm nháp một ly cà phê đá.

Vừa đi ghe, vừa đi xe đạp để đạt tốc độ tối ưu.

Với nhiều người, chiếc ghe cũng chính là mái nhà di động.

Theo quan niệm thời xưa, việc vẽ lên mũi thuyền đôi mắt "thuồng luồng" (mắt ghe) sẽ giúp xua đuổi các loài kình ngư, thuỷ thần.

Thuyền trưởng cũng phải mất ghế vì chở quá nhiều sắn.

Một chú chó nhỏ mà có võ. Rất may rằng chú đã không "đột kích" chiếc thuyền của đoàn Saigoneer.

Một người thợ mài dao lão luyện, một công việc chúng ta hiếm còn thấy ở thành phố.

Tượng tự là công việc sản xuất và vận chuyển đá lạnh. 

Bạn chọn cách nào để sang sông: qua cầu hay ngồi thuyền?

Không chỉ người mà vịt cũng có thể là hành khách trên thuyền.

Một rổ "cạp cạp."

Có lẽ giao như thế này sẽ nhanh hơn đặt hàng qua ứng dụng rất nhiều.

Nghỉ tay ăn bún sau những giờ làm việc vất vả.

Hình ảnh minh hoạ cho hành động đùa giỡn với trái tim.

Một con thuyền chở đầy thóc.

Mỗi chiếc thuyền lại được trang trí với màu sắc khác nhau. 

Chiếc ghe là bạn đồng hành của mọi thế hệ.

Rất nhiều người lái đò là các chị các cô. 

Có nhà ở ven sông cũng giống như có nhà ở ngay trạm xe buýt.

Đồ ăn nhanh phiên bản 1.0

Thế kỷ 21, chúng ta chèo thuyền bằng cần cẩu.

Trong các mùa xuân hạ thu đông, mùa chúng tôi thích nhất là mùa dưa hấu.

Dù làm việc luôn tay luôn chân, nhưng nụ cười và tinh thần lạc quan luôn thường trực trên các gương mặt.

Một bác tài vẫy chào Saigoneer.

Lục bình và các loại thực vật thuỷ sinh khác có thể làm động cơ bị kẹt. 

Chỗ rửa chén vừa tiện vừa thoáng. 

Một ngày như mọi ngày ở khu chợ nổi.

Hướng thượng lưu của con sông có vẻ vắng lặng hơn.

Darkroom là một series kể chuyện bằng hình ảnh về vẻ đẹp của cảnh vật, con người Việt Nam và châu Á trên những hành trình xê dịch. Bạn là một phó nháy thích đi đây đó? Hãy gửi ý tưởng về cho Saigoneer qua hòm thư contribute@saigoneer.com.

Bài viết liên quan

in Ao Ta

Bản sắc văn hóa rực rỡ của người Hoa qua các công trình kiến trúc Chợ Lớn

Chợ Lớn bắt đầu hình thành khi người Hoa đến định cư và lập nghiệp dọc bờ sông Sài Gòn hơn 200 năm trước. Từ đó, khu vực này đã dần phát triển thành một trong những khu phố phồn thịnh nhất Sài Gòn.&nb...

in Ao Ta

Chuyến tàu Bắc-Nam: 35 giờ, 1730km và 1001 mảnh ghép cuộc sống thân thương

Nếu di chuyển bằng tàu lửa, một người sẽ mất đến 35 tiếng đồng hồ đi từ thủ đô đến thành phố mang tên Bác. Ấy vậy mà lần đầu tiên hoàn thành chặng đường dài hơi ấy, tôi chẳng những không thấy mệt mỏi ...

in Ao Ta

Các mảnh ghép phong cảnh Việt Nam qua cửa sổ tàu lửa Bắc-Nam

Tàu Thống nhất Bắc Nam — một hành trình xuyên lịch sử và thời gian.

in Ao Ta

Ghé thăm cổ trấn Đường Lâm chỉ cách Hà Nội 50km để thấy hồn quê Việt ngưng đọng

Rời khỏi Hà Nội, đi khoảng 50 kilomet về hướng Tây men theo dòng sông Hồng, ta sẽ đến được làng cổ Đường Lâm, nơi vẫn còn giữ nguyên vẻ đẹp thanh bình cổ kính của làng quê Việt Nam.

in Ao Ta

Hương mùa hè trên những đầm sen rực rỡ ở Quảng Nam

Cách thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam không xa là những đồng sen được người dân bắt đầu canh tác từ những năm 1970. Hoạt động trồng và thu hoạch sen đã diễn ra sôi nổi trong suốt nhiều thập kỷ qu...

in Ao Ta

Lênh đênh nghề lái tàu du lịch ở Phú Quốc quanh năm bám biển

Trước khi dịch bùng phát lại và TP. HCM phải tạm dừng mọi hoạt động để giãn cách xã hội, tôi đã có chuyến đi đến thăm Phú Quốc và có dịp lắng nghe các thuyền viên của một tàu du lịch chia sẻ về những ...